Thuế cung cấp nguồn vốn mà một quốc gia cần để tồn tại. Thuế có nhiều hình thức và các quy định rất khác nhau giữa các quốc gia và thậm chí trong các khu vực khác nhau của cùng một quốc gia. Trong bài viết này, hãy cùng Custom Invest tìm hiểu về sự khác nhau giữa thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Thuế cung cấp nguồn vốn mà một quốc gia cần để tồn tại. Thuế có nhiều hình thức và các quy định rất khác nhau giữa các quốc gia và thậm chí trong các khu vực khác nhau của cùng một quốc gia. Trong bài viết này, hãy cùng Custom Invest tìm hiểu về sự khác nhau giữa thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Thuế thu nhập doanh nghiệp do chính phủ liên bang và tiểu bang đánh vào lợi nhuận kinh doanh. Tức là doanh thu của doanh nghiệp kiếm được từ hoạt động buôn bán trừ đi chi phí.
Công ty hợp danh, công ty S, LLC và công ty tư nhân được chủ sở hữu nộp thuế theo hình thức thuế thu nhập cá nhân. Trong khi các tập đoàn C phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Lúc này, gánh nặng thuế không chỉ đè lên doanh nghiệp mà còn lên người tiêu dùng và nhân viên. Vì lúc này việc nộp thuế làm cho giá cả cao hơn và lương thấp hơn.
Theo thời gian, nhiều quốc gia đã chuyển sang đánh thuế các tập đoàn ở mức thấp hơn 30%. Mỹ đã hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp liên bang xuống 21% như một phần của Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm của Hoa Kỳ năm 2017.
Đây là loại thuế đánh vào tiền công và tiền lương của người lao động. Mức thuế này được dùng để tài trợ cho các chương trình bảo hiểm xã hội. Số tiền thuế biên chế được chủ lao động khấu trừ từ thu nhập của họ được liệt kê rõ ràng trong phiếu lương.
Tại Mỹ, thuế biên chế lớn nhất là 12,4% tài trợ cho An sinh xã hội. Bên cạnh đó là dùng 2,9% mức thuế để tài trợ cho Medicare. Một nửa số thuế biên chế được nộp trực tiếp bởi người sử dụng lao động. Nửa còn lại được khấu trừ từ tiền lương của nhân viên.
Tài sản vốn nói chung là mọi thứ được sở hữu và sử dụng cho mục đích cá nhân, niềm vui hoặc đầu tư. Nó bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, nhà cửa, xe hơi, đồ trang sức và tác phẩm nghệ thuật. Và khi một trong những tài sản đó tăng giá trị, bạn sẽ phải nộp thuế. Ví dụ: khi giá cổ phiếu bạn sở hữu tăng lên, kết quả là cái được gọi là “lãi vốn”. Và bạn phải nộp thuế cho phần lãi vốn đó.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế áp dụng đối với một hàng hóa hoặc hoạt động cụ thể. Ví dụ phổ biến về thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm thuế thuốc lá, rượu, soda, xăng và cá cược.
Chính phủ có thể áp dụng thuế đặc biệt đối với các sản phẩm với hy vọng giảm tiêu thụ và chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan.
Thuế tài sản ở Mỹ chiếm hơn 30% tổng số thu thuế của tiểu bang và địa phương. Chính quyền địa phương dựa vào doanh thu từ thuế tài sản để tài trợ cho các dịch vụ công cộng như trường học, đường xá, cảnh sát và sở cứu hỏa cũng như các dịch vụ y tế khẩn cấp.
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tiêu thụ được tính trên giá trị gia tăng trong từng công đoạn sản xuất của hàng hóa hoặc dịch vụ.
Người tiêu dùng cuối cùng là người trả thuế VAT. Hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới và tất cả các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều áp dụng thuế VAT. Tuy nhiên, một số tiểu bang ở Mỹ không áp dụng thuế VAT. Đây cũng là điểm khác biệt trong hệ thống thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Mỹ áp đặt thuế quan hoặc thuế hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Thuế được áp dụng tại thời điểm nhập khẩu và được thanh toán bởi nhà nhập khẩu trong hồ sơ.
Thuế hải quan khác nhau tùy theo quốc gia xuất xứ và sản phẩm. Hàng hóa từ một số quốc gia được miễn thuế theo các hiệp định thương mại khác nhau.
Việc không tuân thủ đúng các quy tắc hải quan có thể dẫn đến việc tịch thu hàng hóa và xử phạt hình sự đối với các bên liên quan. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (“CBP”) thực thi các quy tắc hải quan.
Nhìn chung, hệ thống thuế tại Mỹ vô cùng chặt chẽ và những điểm giống nhau giữa thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Loại thuế này được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng nộp thuế VAT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cùng với đó là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
Trên đây là một số loại thuế cơ bản tại Việt Nam. Chúng ta cũng thấy được không có nhiều sự khác biệt giữa hệ thống thuế ở Mỹ và Việt Nam.
Đây là loại thuế thu trên kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hàng hoá dịch vụ có thu nhập.
Đây là loại thuế được tính trực tiếp trên trị giá của các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là các loại hàng hóa của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu các hàng hóa thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế xuất nhập khẩu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những loại thuế gián thu. Loại thuế này đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ. Điều này nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu cũng như tiêu dùng xã hội. Được gọi là thuế gián thu vì người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng khi nó được cộng vào giá bán.
Thu nhập ở Mỹ bị đánh thuế bởi chính phủ liên bang, hầu hết các chính quyền tiểu bang và nhiều chính quyền địa phương. Hệ thống thuế thu nhập liên bang là lũy tiến, vì vậy tỷ lệ thuế tăng khi thu nhập tăng. Thuế suất cận biên dao động ở các mức 10%, 12%, 22%, 24%, 32%, 35% và 37%. Mức thuế trung bình có thể dự kiến là 24,57%. Thuận tiện, có một khung thuế 24%.
Mức thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam lũy tiến đến 35%. Thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông ở Việt Nam dao động trong khoảng 25%. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và tài nguyên quý khác mức thuế dao động từ 32% đến 50%, tùy thuộc vào dự án.
Bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thuế ở Mỹ và Việt Nam. Qua đó cũng nhận thấy được những sự khác nhau trong hệ thống thuế của hai nước. Nếu bạn có ý định làm việc hoặc định cư tại Mỹ, hãy liên hệ với Custom Invest để được tư vấn chi tiết hơn. Với bề dày kinh nghiệm nhiều năm tại thị trường đầu tư và định cư Mỹ, chúng tôi tự tin có thể mang đến những giải pháp tốt nhất cho con đường hướng tới tương lai của bạn.
Với những quy định khác nhau về trang phục tới trường của mỗi nước, sự đa dạng từ màu sắc đến kiểu dáng của từng bộ đồng phục ở các quốc gia khác nhau luôn khiến người nhìn cảm thấy thú vị. Cùng ngắm nhìn những bộ đồng phục “cực chất” của các bạn học sinh ở Việt Nam và các nước khác nhé !
Đồng phục seifuku của nữ sinh Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới nhờ các bộ phim hoạt hình anime và truyện tranh manga. Bộ đồng phục này gồm áo thủy thủ và chân váy xếp ly trẻ trung và thường có độ dài trên gối. Tất đùi và giày oxford cũng là những phụ kiện không thể thiếu với nữ sinh ở xứ sở mặt trời mọc. Thậm chí, vào mùa đông, các nữ sinh Nhật Bản vẫn không ngại khoe chân bằng những chiếc váy ngắn.
Cũng chính bởi điều này mà đồng phục học sinh Nhật Bản trước nay luôn được nhận xét là dễ thương.
Tại Hàn Quốc, đồng phục sẽ tùy vào quy định của mỗi trường nhưng đều có điểm chung là nữ sinh diện chân váy có độ dài từ gối trở lên với áo sơ mi, còn nam sinh mặc sơ mi với áo gile hoặc suit.
Hàn Quốc nổi tiếng với danh hiệu là một trong những quốc gia dẫn đầu phong cách thời trang dành cho giới trẻ. Vì vậy, không lấy làm ngạc nhiên khi đồng phục của học sinh Hàn Quốc luôn được đánh giá cao về thiết kế.
Nhìn những bộ đồng phục của học sinh Hàn Quốc trong các bộ phim điện ảnh và phim truyền hình, giới trẻ các nước khác thường ghen tị và ao ước rằng giá mà đồng phục của mình cũng lung linh như vậy.
Đi kèm với sự bắt mắt của những bộ trang phục này, ít người biết rằng giá để may hoặc mua một bộ như vậy cũng ngốn rất nhiều tiền của phụ huynh. Cách đây không lâu, thông tin về một set đồ đồng phục mùa đông của trường Hanlim khiến không ít người phải giật mình bởi những con số như sau: Áo khoác giá 4,2 triệu đồng, áo jacket giá 3,1 triệu đồng, áo sơ mi giá 880.000 đồng, áo vest mặc trong giá 1,2 triệu đồng, áo Cardigan giá 1,5 triệu đồng, váy giá 1,8 triệu đồng, đồng phục thể dục giá 1,7 triệu đồng và nơ cổ giá 330.000 đồng. Như vậy, tổng chi phí cho đồng phục mùa đông của trường Hanlim rơi vào khoảng 14 triệu đồng.
Tuy nhiên hiện nay ở các trường học tại Hàn Quốc các mẫu mã kiểu dáng và màu sắc cũng được đầu tư nhiều hơn nữa. Sự đa dạng này thường đến từ những ý tưởng thiết kế khác nhau của các trường học bởi vậy mà giá thành cũng có sự khác biệt nhất định
Cũng giống như các nước khác trên thế giới và trong khu vực, các trường học ở Thái Lan cũng bắt buộc học sinh phải mặc trang phục tới trường. Thậm chí điều này còn bắt buộc từ khi còn là mẫu giáo cho tới Đại học. Màu sắc thường thấy ở bộ đồng phục học sinh Thái Lan là hai màu đen và trắng.
Đồng phục nữ thường là áo sơ mi kết hợp cùng váy đen, không quá ngắn. Còn đồng phục nam thường sẽ là quần tây kết hợp áo sơ mi trắng cùng caravat màu đen tạo nên sự thanh lịch.
Đồng phục của sinh viên Thái được cách điệu, may ôm sát để tôn lên những đường cong của cơ thể. Chiếc váy quần dài qua đầu gối cũng được biến thành váy ôm hoặc váy bút chì ngắn ngang đùi.
Cúc áo và thắt lưng chính là nét khác biệt duy nhất trong đồng phục của các trường Đại học. Mỗi người có thể tự biến hoá đồng phục theo ý thích, nhà trường không can thiệp nhưng nếu sexy quá sẽ bị phản ánh và ý kiến ngay.
Trang phục truyền thống nổi tiếng của Việt Nam là áo dài. Đối với học sinh, bấy lâu nay chiếc áo dài trắng đã trở thành bộ trang phục “huyền thoại” mỗi lần đến lớp. Trong những ca từ thường ngày người ta vẫn thường hay nói, “em đẹp không cần son phấn”, cũng không cần giày cao gót, chỉ cần xõa tóc và mặc áo dài trắng thì nữ sinh Việt đã xinh lại thêm phần duyên dáng.
Còn đồng phục nam ở Việt Nam chủ yếu là quần tay xanh hoặc đen kết hợp cùng sơ mi trắng. Màu sắc chủ đạo của bộ đồng phục ở Việt Nam thường là màu trắng và xanh. Tại các trường tiểu học và trung học cơ sở của Việt Nam thường có đồng phục là áo sơ mi trắng và quần hoặc váy tối màu dài tới gối cùng với đó là kèm thêm khăn quàng đỏ.
Những bộ trang phục này tuy rất đơn giản nhưng nó vẫn đem lại một nét văn hóa riêng của người Việt Nam.
Xét về sự độc đáo thì đồng phục học sinh Malaysia lại xếp hạng đầu tiên. Ở nước này, mặc đồng phục là bắt buộc và có chút hơi hướng kín đáo, cẩn trọng. Các bạn nam thì giản dị trong khi nữ sinh thì mặc những chiếc váy xanh da trời dài và áo trắng ở trên. Đặc biệt, nếu bạn nào theo đạo Hồi thì sẽ mặc những bộ quần áo “baju kurung”, quàng thêm khăn giống như cô giáo ở giữa bức ảnh. Các bạn có bao giờ tự hỏi, vào mùa hè các bạn ấy có thấy nóng không nhỉ?
Các trường công lập và tư thục Philippines đều yêu cầu học sinh mặc đồng phục. Có một số ngày cụ thể học sinh có thể mặc thường phục. Đồng phục học sinh tiểu học thường có màu trắng, xanh lá đậm và nâu nhạt. Học sinh trung học phổ thông có đồng phục đa dạng màu hơn.
Tuy nhiên ở những ngôi trường nông thôn tại đất nước này, học sinh vẫn có thể thoải mái mặc những trang phục bình thường để tới lớp. Bởi thực tế ở Philippines không quá khắt khe yêu cầu các em học sinh phải mặc đồng phục ra sao. Bên cạnh đó do Philippin cũng là một quốc gia nhiều anh em dân tộc khác nhau cùng sinh sống nên thậm chí nhiều trường học còn ưu tiên các bạn học sinh mặc sắc phục truyền thống của dân tộc mình.
Ở Indonesia, đồng phục đi học là bắt buộc với mọi học sinh. Học sinh tiểu học mặc áo sơ mi trắng ngắn tay, nam sinh mặc quần sóc đỏ và nữ sinh mặc chân váy dài đến dưới đầu gối.
Ở cấp trung học cơ sở, đồng phục gồm 2 màu trắng với áo sơ mi ngắn tay của cả hai giới và màu xanh hải quân với quần nam và váy dài cho nữ. Học sinh trung học phổ thông được phân biệt với các em cấp dưới bằng màu quần/váy màu xanh đen.
Ở Triều Tiên đồng phục tới trường thường bắt buộc ở mọi cấp học. Bởi sự nghiêm ngặt này mà đồng phục ở đất nước này cũng có những nét đặc trưng rất riêng. Thậm chí nhiều người còn nói rằng nhìn đồng phục đó biết ngay là đến từ Triều Tiên.
Các trường có mẫu đồng phục khác nhau nhưng đều đảm bảo sự nghiêm túc, kín đáo và gọn gàng. Nữ sinh thường mặc áo trắng với chân váy dài tới gối, nam sinh diện quần jeans hoặc quần vải và bắt buộc phải đeo khăn quàng đỏ.
Đồng phục học sinh của Trung Quốc khá đơn giản với thiết kế theo kiểu quần áo thể thao làm đồng phục, màu sắc thường là màu xanh da trời, màu đen và màu hồng, pha màu trắng hoặc màu vàng. Đồng phục mùa hè thường là áo sơ mi cộc tay, ngoài một số trường quy định đồng phục nữ sinh là váy ra, đa số trường đều thống nhất đồng phục nam nữ là quần.
Ở Trung Quốc, nhiều trung học cơ sở và trung học phổ thông đều quy định phải mặc đồng phục cả tuần, trong khi đó trường tiểu học thì không có quy định như vậy, một số trường quy định mặc đồng phục tại lễ chào cờ thứ hai hàng tuần.
Nhiều học sinh Trung Quốc cho rằng mẫu đồng phục của họ trông thiếu thời trang. Trong 1 cuộc khảo sát của tờ China Youth Daily với hơn 3.500 học sinh vào năm 2015, hơn 52% cho rằng đồng phục của họ trông thật xấu. Thế nhưng đối với nhiều nước khác thì họ lại bày tỏ sự thích thú và ghen tị với đồng phục thực sự thoải mái của các bạn học sinh Trung Quốc.
Với hơn 10 năm nghiên cứu về việc may đồng phục cho học sinh, Công ty May Sư Tử Vàng cam kết mang đến cho các em học sinh những bộ đồng phục chất lượng, kích thước phù hợp và thiết kế đẹp mắt. Để nhà trường yên tâm trước khi quyết định đặt may hàng loạt và có được bộ size chuẩn nhất, chúng tôi sẵn sàng thiết kế và may tặng bộ đồng phục học sinh miễn phí để nhà trường trải nghiệm về chất lượng trước khi đặt hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline (028) 3503 6689 – 091 111 4866 hoặc email [email protected] để nhận được ưu đãi.