Lương Hưu Tăng Bao Nhiêu Phần Trăm Từ 1 7 2024

Lương Hưu Tăng Bao Nhiêu Phần Trăm Từ 1 7 2024

Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7 điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức lương thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng, thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng; có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7 điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức lương thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng, thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng; có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Định kỳ rà soát, xem xét nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội

Ủy ban Xã hội và Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng thống nhất với việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Đồng thời, Ủy ban Xã hội kiến nghị Chính phủ định kỳ rà soát, xem xét nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội để từng bước tiến tới bảo đảm mức sống tối thiểu cho người có hoàn cảnh khó khăn và sớm thực hiện chính sách trợ cấp xã hội cho hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo theo Nghị quyết số 42-NQ/TW và Nghị quyết số 108/2023/QH15.

Chính phủ xem xét quy định mức trợ cấp hưu trí xã hội mới được bổ sung trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, một cách thỏa đáng và ở mức hợp lý để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tính toán, trình bổ sung trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 để triển khai thực hiện.

Bà Nguyễn Thúy Anh đề nghị Chính phủ bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung thuộc thẩm quyền theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 83-KL/TW, hướng tới mục tiêu cao nhất là cải thiện đời sống người hưởng lương và trợ cấp, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Do việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội là vấn đề lớn, quan trọng, có tác động sâu sắc trong toàn xã hội, Chính phủ cần tăng cường công tác truyền thông để người có công, người hưởng lương hưu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân hiểu đúng về chính sách và tạo sự đồng thuận xã hội khi tổ chức thực hiện./.

Bảo đảm nguồn lực thực hiện ổn định, lâu dài và có hiệu quả chính sách tiền lương

“Về thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, Ủy ban Xã hội thấy rằng, đây là mức tăng đáng ghi nhận trong quá trình điều chỉnh tiền lương, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc”, bà Nguyễn Thúy Anh nói.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thúy Anh, cùng với việc tăng lương cơ sở, đề nghị Chính phủ quan tâm các giải pháp bảo đảm nguồn lực thực hiện ổn định, lâu dài và có hiệu quả chính sách; tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý giá và các giải pháp kiềm chế lạm phát khác, bảo đảm chỉ tiêu tăng CPI bình quân năm 2024 và cả giai đoạn 2021-2026 mà Quốc hội giao.

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang giá dịch vụ sự nghiệp công; cần có cơ chế cấp bù ngân sách khi giá dịch vụ công thiết yếu chưa kịp điều chỉnh so với mức lương mới để các đơn vị thực hiện tự chủ chi thường xuyên cân đối được thu - chi và có tích luỹ; bảo đảm quyền tự chủ thực chất khi thực hiện tự chủ tài chính.

Mức lương giáo viên mới được áp dụng từ 01/7/2024

Năm 2024, theo Nghị quyết số 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương cho giáo viên từ ngày 01/7/2024. Dự kiến, mức lương thấp nhất của giáo viên không thấp hơn mức 4.680.000 đồng/tháng.

Hiện nay, với cách tính lương giáo viên dựa theo hệ số lương và mức lương cơ sở, lương giáo viên theo vị trí việc làm thấp nhất đang là 3.348.000 đồng/tháng (áp dụng với giáo viên mầm non hạng IV).

Về cơ cấu tiền lương giáo viên năm 2024 được xây dựng mới gồm:

Lưu ý: Mức tiền lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

Từ 01/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương thấp nhất của giáo viên sẽ có thể cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương mới của giáo viên sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Và đến năm 2025, mức lương thấp nhất của giáo viên cao hơn mức lương tối thiểu bình quân các vùng theo khu vực.

Bên cạnh đó, từ 01/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức sẽ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Chính sách tiền lương mới sẽ mở rộng quan hệ tiền lương từ hệ số lương 1 - 2,34 – 10 của hiện nay lên thành 1 - 2,68 - 12.

Với việc mở rộng quan hệ tiền lương này thì mức lương thấp nhất công chức, viên chức sẽ tăng khá cao (so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay).

Đồng thời, mức lương trung bình của các bộ, công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm với hệ số 2,68 (cao hơn so với hệ số 2,34 hiện nay). Được biết với hệ số 2,34 thì công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương Bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên hệ số 12. Do đó, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến sẽ cao hơn (so với con số 18 triệu đồng hiện nay).

Như vậy, từ ngày 01/7/2024, tiền lương trung bình của cán bộ, công chức, viên chức dự kiến sẽ tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc…

Phụ cấp là một phần thu nhập ngoài lương giáo viên

Lương giáo viên hiện nay là bao nhiêu?

Lương giáo viên là số tiền mà giáo viên nhận được hàng tháng trong việc thực hiện công việc giảng dạy và quản lý giáo dục.

Hiện nay, theo trang tìm kiếm việc làm và tuyển dụng tại Việt Nam thì mức lương trung bình cho giáo viên ở Việt Nam là 8.066.788 đồng mỗi tháng. Bạn cũng có thể tham khảo thông tin từ cơ quan quản lý giáo dục hoặc trường học nơi họ đang công tác để biết chính xác mức lương của giáo viên đang làm việc.

Cách tính lương giáo viên: Lương giáo viên sẽ được tính toán dựa theo từng cấp dạy mà giáo viên đảm nhiệm và cách tính lương giáo viên theo công thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ở thời điểm hiện tại:

Lương của giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Số tiền được hưởng theo diện phụ cấp ưu đãi + Phụ cấp được hưởng theo thâm niên làm việc – Phụ phí đóng cho Bảo hiểm xã hội.

Theo đó: Hệ số lương sẽ khác nhau theo từng cấp dạy. Và mức lương cơ sở mới nhất được áp dụng từ 01/7/2023 là 1.800.000đ (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP)

Dưới đây là bảng lương giáo viên theo vị trí việc làm năm 2024 được áp dụng đến trước ngày 01/7/2024, Cụ thể:

Bảng lương giáo viên mầm non trước 01/7/2024

(1) Lương giáo viên mầm non: Quy định tại Điều 8 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT, mức lương giáo viên mầm non được chia bậc như sau:

Giáo viên mầm non hạng III (Mã số V.07.02.26): Hệ số lương từ 2,10 đến 4,89 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0).

Giáo viên mầm non hạng II (Mã số V.07.02.25): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1).

Giáo viên mầm non hạng I (Mã số V.07.02.24): Hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2).

Bảng lương giáo viên tiểu học trước ngày 01/7/2024

(2) Lương giáo viên Tiểu học: Theo Điều 8, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, mức lương giáo viên tiểu học được chia bậc như sau:

Giáo viên tiểu học hạng III (Mã số V.07.03.29): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1).

Giáo viên tiểu học hạng II (Mã số V.07.03.28): Hệ số lương từ 4,00 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2).

Giáo viên tiểu học hạng I (Mã số V.07.03.27: Hệ số lương từ 4,40 đến 6,78 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1).

Bảng lương giáo viên THCS trước 01/7/2024

(3) Lương giáo viên trung học cơ sở (THCS): Quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, mức lương giáo viên trung học cơ sở được chia bậc như sau:

Giáo viên trung học cơ sở hạng III (Mã số V.07.04.32): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1).

Giáo viên trung học cơ sở hạng II (Mã số V.07.04.31): Hệ số lương từ 4,00 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2).

Giáo viên trung học cơ sở hạng I (Mã số V.07.04.30): Hệ số lương từ 4,40 đến 6,78 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1).

Bảng lương giáo viên THPT trước 01/7/2024

(4) Lương giáo viên trung học phổ thông (THPT): Quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, mức lương giáo viên trung học phổ thông được chia bậc như sau:

Giáo viên trung học phổ thông hạng III (Mã số V.07.05.15): Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1).

Giáo viên trung học phổ thông hạng II (Mã số V.07.05.14): Hệ số lương từ 4,00 đến 6,38 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2).

Giáo viên trung học phổ thông hạng I (Mã số V.07.05.13): Hệ số lương từ 4,40 đến 6,78 (áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1)

Mức lương giáo viên được tăng thêm từ 01/7/2024