(QK7 Online) - Người thực hiện hành vi làm nhục, hành hung đồng đội trong Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào? có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Vấn đề này được quy định tại Thông tư 16/2020/TT-BQP, ngày 21/02/2020 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng. Theo đó, người có hành vi làm nhục, hành hung đồng đội sẽ bị xử lý kỷ luật như sau: Hình thức xử lý kỷ luật: Căn cứ Điều 18, Thông tư 16/2020/TT-BQP. 1. Dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể đồng đội mà giữa họ không có quan hệ chỉ huy và phục tùng thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo. 2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Lôi kéo người khác tham gia; c) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; d) Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Ngoài ra, tùy vào tính chất, mức độ của người thực hiện hành vi làm nhục, hành hung đồng đội, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Căn cứ theo Điều 397 và Điều 398, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau: Điều 397. Tội làm nhục đồng đội 1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên; c) Vì lý do công vụ của nạn nhân; d) Trong khu vực có chiến sự; đ) Phạm tội 2 lần trở lên; e) Đối với 2 người trở lên; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; h) Làm nạn nhân tự sát. Điều 398. Tội hành hung đồng đội 1. Người nào trong quan hệ công tác mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của đồng đội mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên; c) Vì lý do công vụ của nạn nhân; d) Trong khu vực có chiến sự; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
(QK7 Online) - Người thực hiện hành vi làm nhục, hành hung đồng đội trong Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào? có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Vấn đề này được quy định tại Thông tư 16/2020/TT-BQP, ngày 21/02/2020 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng. Theo đó, người có hành vi làm nhục, hành hung đồng đội sẽ bị xử lý kỷ luật như sau: Hình thức xử lý kỷ luật: Căn cứ Điều 18, Thông tư 16/2020/TT-BQP. 1. Dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể đồng đội mà giữa họ không có quan hệ chỉ huy và phục tùng thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo. 2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Lôi kéo người khác tham gia; c) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; d) Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Ngoài ra, tùy vào tính chất, mức độ của người thực hiện hành vi làm nhục, hành hung đồng đội, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Căn cứ theo Điều 397 và Điều 398, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau: Điều 397. Tội làm nhục đồng đội 1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên; c) Vì lý do công vụ của nạn nhân; d) Trong khu vực có chiến sự; đ) Phạm tội 2 lần trở lên; e) Đối với 2 người trở lên; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; h) Làm nạn nhân tự sát. Điều 398. Tội hành hung đồng đội 1. Người nào trong quan hệ công tác mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của đồng đội mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên; c) Vì lý do công vụ của nạn nhân; d) Trong khu vực có chiến sự; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Tháng 10, Thành Long (Jackie Chan) tái xuất màn ảnh rộng với tác phẩm thuộc thể loại hành động, hài hước, gọi là Panda Plan. Phim có cốt truyện khá đơn giản khi Thành Long vào vai chính mình tham gia hoạt động giải cứu chú gấu trúc nhỏ Hu Hu trong sở thú khỏi đám tay sai của một ông trùm Trung Đông.
Với danh tiếng toàn cầu của Thành Long, Panda Plan nhận được không ít sự kỳ vọng vào chất lượng. Tuy nhiên, thành phẩm lại là một thất bại ê chề khác của nam diễn viên 70 tuổi sau bom xịt phòng vé A Legend (Truyền thuyết) vào tháng 7. Khán giả cuối cùng phải thừa nhận thời đại của siêu sao võ thuật Trung Quốc đã qua.
Thành Long tái xuất màn ảnh rộng với phim mới nhưng không được đánh giá cao.
Cây viết James Marsh của SCMP tuyên bố Panda Plan là bộ phim giải trí tệ hại và sỉ nhục người xem, chỉ đạt 1/5 sao. Điều này được thể hiện ngay từ một chi tiết nhỏ là dòng chữ cảnh báo ở cuối phim. Cụ thể, nhà sản xuất cho biết “Không có động vật nào bị làm hại trong quá trình thực hiện bộ phim” trước khi làm rõ “Tất cả động vật đều là hiệu ứng hình ảnh”.
Theo nhà bình luận, dòng cảnh báo hoàn toàn thừa thãi bởi người xem dễ dàng nhận ra sự thật đó trong quá trình xem phim. Thật khó để tưởng tưởng thứ kỹ xảo “ba xu” đó vẫn còn tồn tại trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ.
Không chỉ kỹ xảo sơ sài, vai diễn của Thành Long nhạt nhẽo đến không ngờ. Suốt diễn biến phim, tài tử gạo cội tỏ ra khiêm tốn bằng cách thú nhận không tài giỏi, mạnh mẽ như vẻ ngoài trên màn ảnh, còn đùa cợt về chiếc mũi to của mình. Tuy nhiên cuối cùng, Panda Plan lại khắc họa Thành Long là nhân vật anh hùng, dễ mến, không ngần ngại liều mạng để bảo vệ con gấu trúc “fake”.
“Khi bước sang tuổi 70, Thành Long đã bước vào một chương khác trong sự nghiệp, nơi hình ảnh công chúng của ông làm lu mờ mọi nỗ lực biểu diễn. Đến nỗi trong Panda Plan, nam diễn viên thực sự đóng vai chính mình và nhiều lần được các nhân vật khác hỗ trợ vì là người hâm mộ Thành Long”, James Marsh châm biếm.
Trong phim, ngay cả thế mạnh của Thành Long là võ thuật cũng bị chê thảm hại. Một cuộc hành trình tẻ nhạt được thể hiện qua các cảnh chiến đấu được biên đạo một cách lười biếng, những cuộc rượt đuổi chậm chạp và màn tương tác uể oải giữa nhân vật chính với nhóm lính đánh thuê.
Một chi tiết khó hiểu khác là thay vì giao nộp Hu Hu, Thành Long sẵn sàng đặt bản thân và những con tin khác vào nguy hiểm. Hành động đó có thể miễn cưỡng thông cảm nếu Hu Hu là một con vật dễ thương, có hơn 700 triệu người theo dõi trực tuyến như giới thiệu. Tuy nhiên, trong mắt khán giả, nó chỉ là những mảnh ghép pixel được thiết kế sơ sài.
Con gấu trúc trong phim được tạo ra bằng hiệu ứng hình ảnh.
Bài đánh giá trên Casey’s Movie Mania chấm cho Panda Plan 2,5/5 sao. Tác giả nhận xét bộ phim đánh dấu một sự thất vọng khác đối với Thành Long sau sự trở lại ngắn ngủi trong Ride On và thảm họa A Legend.
Phim có một vài phân cảnh hài hước đặc trưng của Thành Long nhưng không nhiều và càng về sau càng nhàm chán. Tác giả cho rằng phim chỉ nên dừng ở độ dài 99 phút, thay vì lên tới 1 giờ 39 phút. Về diễn viên, ngoài Thành Long vẫn giữ được một số nét quyến rũ ngốc nghếch, các diễn viên còn lại phần lớn đều không đáng chú ý.
Jim Morazzini của Voices From The Balcony cho rằng phim hơi an toàn và quá dễ thương, phù hợp cho trẻ em giải trí, còn người lớn khó đủ kiên nhẫn để xem. Vấn đề lớn nhất của phim là những nhân vật phản diện không bao giờ tạo được cảm giác là mối đe dọa đối với nhân vật chính anh hùng. Họ được mô tả là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, nhiều kinh nghiệm thực chiến nhưng lại dễ bị mắc kẹt trong các ống thông gió, bị tước vũ khí vì mải chơi trò chơi điện tử mà không biết đối tượng bị giam giữ được giải thoát...
Bên cạnh đó, theo Morazzini, phần đầu và phần sau của Panda Plan không liên kết mạch lạc với nhau khi một bên hài hước, nhẹ nhàng, còn bên còn lại cố để bi kịch hóa câu chuyện.
Trên trang đánh giá nổi tiếng IMDb, Panda Plan chỉ đạt 6,1/10 điểm. Các ý kiến đều thống nhất phim dành cho khán giả nhỏ tuổi (với mô típ quen thuộc anh hùng chống lại kẻ xấu) và có thể hút người xem Trung Quốc, nhưng không thể cạnh tranh ở thị trường Bắc Mỹ.
Theo các nhà phê bình, Panda Plan chỉ phù hợp cho trẻ em xem giải trí.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Loạt phim ngắn Trung Quốc đang nhận chỉ trích vì xây dựng nội dung thiếu tính thực tế, cổ xúy những suy nghĩ viển vông.
Thái thượng hoàng hậu (chữ Hán: 太上皇后) là chức danh để gọi vị Hoàng hậu của Thái thượng hoàng. Nghĩa của danh vị này, theo lý thuyết là "vị Hoàng hậu bề trên" trong triều đình phong kiến.
Theo lẽ thông thường, khi Hoàng đế qua đời, vị quân vương mới, người có quan hệ dòng dõi với vị quân vương tiền nhiệm, sau khi lên ngôi sẽ tôn vị Hoàng hậu của Hoàng đế tiền nhiệm là Hoàng thái hậu. Nếu vị Hoàng hậu có vị trí là chị dâu, Hoàng đế kế nhiệm sẽ tôn thêm phong hiệu để phân biệt, như trường hợp Khai Bảo hoàng hậu.
Theo lý thuyết, khi Hoàng đế chưa mất mà chỉ thiện nhượng cho người khác rồi về làm Thái thượng hoàng, thì Hoàng hậu được gọi là [Thái thượng hoàng hậu]. Khi Thái thượng hoàng mất, thì Thái thượng hoàng hậu mới thành Hoàng thái hậu.
Danh vị này có từ thời kỳ rất sớm, tận thời Tây Hán. Theo Hán thư ghi lại, Lưu Thái Công khi là Thái thượng hoàng, có một chính phối không rõ họ, đấy là vị Thái thượng hoàng hậu đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử. Trong lịch sử Trung Quốc, chỉ ghi nhận chính thức có 8 vị Thái thượng hoàng hậu:
Tuy nhiên, quy tắc tôn phong [Thái thượng hoàng hậu] không phải lúc nào cũng tuyệt đối. Như Thành Túc Hoàng hậu Tạ thị, Hoàng hậu thứ hai của Tống Hiếu Tông, khi Hiếu Tông thiện vị cho Tống Quang Tông, bà được tôn hiệu [Thọ Thành Hoàng hậu; 壽成皇后], mà không phải Thái thượng hoàng hậu. Sau đó là Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu Tiền thị của Minh Anh Tông, trong thời gian Anh Tông làm Thái thượng hoàng, không hề ghi chép Tiền hậu được tôn địa vị [Thái thượng hoàng hậu].
Tại Việt Nam, quốc gia theo mô hình phong kiến của Trung Hoa, danh vị Thái thượng hoàng hậu có được đề cập. Tuy nhiên không có sự thống nhất, vì phần lớn các Thái thượng hoàng đế sau khi thiện nhượng, các vị Hoàng hậu vẫn trở thành Hoàng thái hậu.
Thái thượng hoàng đầu tiên của Việt Nam là Sùng Hiền hầu, do có con là Lý Dương Hoán được Lý Nhân Tông chỉ định làm người kế vị, tức Lý Thần Tông. Tuy nhiên, mẹ của Lý Thần Tông là Đỗ phu nhân được ghi là tôn làm Hoàng thái hậu, ở Động Nhân cung[1]. Khi Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng về làm Thái thượng hoàng, thì vợ ông là Thuận Trinh hoàng hậu đáng lý sẽ trở thành Thái thượng hoàng hậu của triều Lý. Tuy nhiên, không có ghi chép chứng minh việc này.
Các Hoàng đế nhà Trần nhường ngôi về làm Thái thượng hoàng, thì các Hoàng hậu theo lý cũng sẽ đều thành Thái thượng hoàng hậu. Tuy nhiên việc này lại có mâu thuẫn ngay trong ghi chép nhà Trần, ví dụ như:
Vào thời Lê trung hưng, Lê Thần Tông nhượng vị cho Lê Chân Tông, ĐVSKTT ghi chép thể lệ tôn vị như sau:
Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, khi Thành Thái bị buộc thoái vị, người Pháp đã từng tham khảo thông lệ thoái vị. Khi ấy, triều đình chỉ ra theo lệ xưa, Hoàng đế thoái vị gọi là Thái thượng hoàng, còn Hoàng đích mẫu gọi là Hoàng thái hậu, Hoàng sinh mẫu gọi Hoàng thái phi. Cuối cùng, Thành Thái được tôn gọi là [Hoàng Phụ Hoàng đế; 皇父皇帝], Hoàng quý phi Nguyễn Thị Vân Anh được tôn gọi là [Hoàng đích mẫu; 皇嫡母], mẹ đẻ Vua Duy Tân là Nguyễn Thị Định được tôn gọi là [Hoàng sinh mẫu; 皇生母].
Cũng theo văn hóa Đông Á như Việt Nam, nhưng lịch sử Nhật Bản chưa từng xuất hiện danh vị Thái thượng hoàng hậu. Trong lịch sử, các Thiên hoàng sau khi trở thành Thái thượng Thiên hoàng, thì Hoàng hậu (hay Trung cung) đều trở thành Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái phu nhân, nhưng đại đa phần cũng là xuất gia để lấy hiệu Nữ viện.
Năm 2019, ngày 30 tháng 4, Thiên hoàng Akihito chính thức thoái vị, trở thành Thái thượng Thiên hoàng sau hơn 200 năm chưa từng xuất hiện trong lịch sử Nhật Bản. Hoàng hậu Michiko được định tôn xưng danh vị 「Thượng hoàng hậu; 上皇后」, tương đương với Thái thượng hoàng hậu.