Hà Thị Thu Thanh Sinh Năm Báo Nhiều

Hà Thị Thu Thanh Sinh Năm Báo Nhiều

Đài Loan là thị trường dẫn đầu đối với lao động Việt Nam trong khi dự kiến số lao động Việt Nam xuất khẩu trong năm nay sẽ đạt từ 110.000 - 120.000. Dù Đài Loan đã mở cửa sau đại dịch, một số tổ chức lao động kêu gọi chính quyền cần cải thiện chính sách tiếp nhận công nhân từ bên ngoài, do họ đối diện nhiều rào cản hơn khi nhập cảnh, so với lao động có tay nghề cao hoặc du khách.

Đài Loan là thị trường dẫn đầu đối với lao động Việt Nam trong khi dự kiến số lao động Việt Nam xuất khẩu trong năm nay sẽ đạt từ 110.000 - 120.000. Dù Đài Loan đã mở cửa sau đại dịch, một số tổ chức lao động kêu gọi chính quyền cần cải thiện chính sách tiếp nhận công nhân từ bên ngoài, do họ đối diện nhiều rào cản hơn khi nhập cảnh, so với lao động có tay nghề cao hoặc du khách.

KHÔNG DẠY KIẾN THỨC VĂN HÓA TRONG HÈ

Ngày 19.6, Trường tiểu học Thiên Hộ Dương, Q.10, khai mạc hoạt động hè tại trường. "Chúng tôi tổ chức khóa hè trong 6 tuần, từ 19.6 - 31.7, tới nay đã có 170 em HS từ 6 - 11 tuổi tham gia. HS từ nhiều trường tiểu học khác của Q.10 cũng tới đây tham gia. Có em tháng 9 này mới vào lớp 1 gia đình cũng cho con tham gia CLB hè để làm quen môi trường lớp học. Hay có nhiều HS lớp 5 đã ra trường nhưng gia đình vẫn gửi con tham gia khóa hè, vì ở nhà không ai trông, tới đây thì con vui vì được rèn luyện nhiều kỹ năng, gặp gỡ bạn bè" thầy Trần Anh Huy, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.

"Nhiều năm qua, chỉ trừ mấy năm có dịch Covid-19 là trường không tổ chức hoạt động hè, còn lại năm nào cũng làm, vì nhu cầu của phụ huynh rất lớn. Ai cũng mong có chỗ gửi con an toàn, bổ ích để yên tâm đi làm", thầy Huy nói thêm.

Hè này, Trường tiểu học Thiên Hộ Dương có 14 CLB hoạt động đan xen nhau, từ 7 giờ 30 - 16 giờ 30. Tất cả các CLB đều do giáo viên nhà trường tự nguyện đăng ký làm việc trong hè phụ trách. "Giáo viên phụ trách CLB nào sẽ gửi kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục của CLB đó để ban giám hiệu đóng góp ý kiến, phê duyệt. Trong quá trình diễn ra các hoạt động của CLB, ban giám hiệu sẽ tới dự giờ, đánh giá, góp ý", thầy Trần Anh Huy cho hay.

Thầy Huy cũng nhấn mạnh các hoạt động trong hè không nhằm dạy kiến thức mới như trong sách giáo khoa, HS khi đến trường không phải mang theo bất cứ sách vở, học cụ gì. Nhà trường trang bị đủ đồ dùng, học liệu… trong quá trình các em tham gia CLB. Tiêu chí của các CLB là vui vẻ, bổ ích, sáng tạo, cho HS được trải nghiệm, khám phá, phát triển các kỹ năng, phẩm chất.

Cô Tống Thị Mai Hương, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình, Q.1, cũng nhấn mạnh các hoạt động hè được tổ chức đúng theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP.HCM, tập trung rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho HS; xây dựng kế hoạch hoạt động của các CLB đa dạng hình thức, thu hút HS tham gia; không tổ chức dạy kiến thức văn hóa trong dịp hè, việc ôn tập văn hóa trong hè chỉ dành cho HS có học lực yếu, kém…

Một hoạt động hè dành cho học sinh tại Trường tiểu học Thiên Hộ Dương, Q.10

Ở bậc mầm non, cô Lê Cẩm Linh, Hiệu trưởng Trường mầm non Sơn Ca 14, Q.Phú Nhuận, cho biết các hoạt động trong hè không dạy kiến thức mới mà chủ yếu nhằm giúp cho trẻ được vui chơi, tập luyện thể dục thể thao, bồi dưỡng năng khiếu, tham gia các trò chơi vận động, phát triển nhận thức, thẩm mỹ, tham gia các hội thi như kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch, vẽ tranh, múa hát…

Dù vậy, theo cô Linh, phương pháp giáo dục bậc mầm non là học thông qua chơi. Do đó, qua các trò chơi được tổ chức trong hè, trẻ cũng học được nhiều kỹ năng mới. Như thông qua trò chơi đá bóng, trẻ học được tính kỷ luật, nền nếp, kiên nhẫn, biết nhường nhịn. Trò chuyện, giao lưu với bạn cũng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ…

Ban giám hiệu các trường học đều cho biết khi tổ chức hoạt động hè, yếu tố an toàn cho HS được đặt lên hàng đầu.

Cô Tống Thị Mai Hương cho biết dù hiện tại Trường tiểu học Hòa Bình chỉ có gần 40 HS ở lại ăn suất ăn bán trú (số còn lại tham gia một buổi, gia đình đón về buổi trưa), song bộ phận cấp dưỡng của nhà trường vẫn tự nấu cho các HS như trong năm học, đảm bảo bếp ăn một chiều, an toàn vệ sinh thực phẩm, các suất ăn nóng sốt, kiểm soát được thực phẩm đầu vào.

Thầy Trần Anh Huy cũng cho hay tất cả các suất ăn bán trú trong hè của HS được nấu tại bếp ăn của trường. "Việc kiểm soát an toàn thực phẩm cho bữa ăn bán trú được thực hiện nghiêm ngặt như trong năm học. Bếp ăn nằm trong trường học cũng thuận tiện cho ban giám hiệu, bộ phận y tế trường học giám sát quy trình từ tiếp phẩm, sơ chế, nấu ăn, lưu mẫu đồ ăn hằng ngày, chia suất ăn…", thầy Huy nói.

Dù học hè, số lượng học sinh không đông nhưng việc kiểm soát an toàn thực phẩm cho bữa ăn bán trú được các trường thực hiện nghiêm ngặt như trong năm học

Tại Trường mầm non Sơn Ca 14, cô Lê Cẩm Linh nói: "Không phải là hoạt động hè thì làm qua loa. Chúng tôi quan niệm dù là hè hay trong năm học, tất cả mọi hoạt động trong trường, từ tổ chức các hoạt động giáo dục hay chăm sóc trẻ, đều phải chỉn chu, bài bản, khoa học, vì tất cả đều liên quan đến an toàn, sự phát triển của trẻ em". Ngày 19.6, khi PV Thanh Niên có mặt đúng vào giờ ăn trưa, các bé đang được các cô giáo, nhân viên bảo mẫu cho ăn món bánh canh cua tôm thịt. Cô Linh cho biết trẻ mầm non mới trở lại trường trong dịp hè, nên các bữa ăn được thiết kế nhẹ nhàng, dễ ăn, để trẻ làm quen môi trường lớp học.

Phụ huynh Hoàng Dũng cho biết con anh học ở một trường tiểu học ở Q.1, khi biết Trường tiểu học Hòa Bình có tổ chức hoạt động hè, anh rất mừng và đưa con tới đăng ký ngay. "Con có môi trường an toàn, vui vẻ để trải nghiệm, vợ chồng tôi yên tâm đi làm, chiều đón con về. Để con ở nhà chỉ lo con coi ti vi suốt", anh Dũng nói.

Còn chị Thu Hạnh, mẹ của bé 4 tuổi tại Trường mầm non Sơn Ca 14, Q.Phú Nhuận, cho hay "mong trường năm nào cũng tổ chức giữ trẻ trong hè, để các phụ huynh như mình có nơi tin cậy gửi con, tránh việc phải gửi trẻ vào những cơ sở tự phát".

Trong kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2024 của Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành, Sở yêu cầu rõ các cơ sở giáo dục tập trung chủ yếu vào rèn luyện kỹ năng cho HS, xây dựng và phát triển các câu lạc bộ đa dạng hình thức, thu hút học viên.

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu không tổ chức dạy văn hóa cho HS trong dịp hè, chỉ ôn tập văn hóa cho HS, học viên có học lực yếu, kém.

(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa công bố nhiều kết luận việc xác minh tài sản, thu nhập (TS,TN) trên địa bàn tỉnh, cho thấy nhiều sai sót của các đối tượng trong diện phải kê khai.

Theo quyết định của Chánh Thanh tra Quảng Nam, tổ xác minh TS,TN năm 2024 đã tiến hành làm việc với 12 đơn vị, địa phương; gồm: Sở Công thương, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng Quảng Nam, Đài Phát thanh Truyền hình, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Nam, UBND TP Tam Kỳ, UBND các huyện: Đại Lộc, Thăng Bình, Phước Sơn và 86 trường hợp là người được xác minh thuộc thẩm quyền của Thanh tra tỉnh đang công tác tại 12 cơ quan, đơn vị và các địa phương trong tỉnh.

Thanh tra Quảng Nam đã kết luận nhiều trường hợp kê khai TS,TN như sau:

Tại TP Tam Kỳ, kết quả xác minh trường hợp bà A.T, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Vành Khuyên, trên cơ sở bản tự khai TSTN năm 2023, nhận thấy kê khai chưa đúng với hướng dẫn.

Trong đó, kê khai thông tin về 3 thửa đất thiếu số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngày cấp, nơi cấp; cộng tổng thu nhập của bản thân và chồng đưa vào mục tổng các khoản thu nhập chung. Kê khai loại nhà ở riêng lẻ nhưng kê khai nhà cấp III, không ghi tăng thu nhập và giải trình nguồn gốc của thu nhập quy định tại điểm 9, mục C bản kê khai. Không kê khai số tiền gửi tiết kiệm hơn 1 tỷ đồng của hai vợ chồng và không kê khai sở hữu 2 chiếc xe mô tô trị giá 50 triệu đồng trở lên.

Tương tự, bà P.T., Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Bình Minh không ghi tăng và giải trình nguồn gốc tăng thêm của khoản tiền gửi tiết kiệm 150 triệu đồng gửi tại ngân hàng; không kê khai 2 xe máy có tổng giá trị trên 50 triệu đồng.

Bà T.M., Trưởng đoàn Ca kịch, Sở VH,TT&DL Quảng Nam kê khai thiếu tài sản, gồm: 3 xe máy có tổng giá trị trên 50 triệu đồng, thửa đất diện tích 312m2 tại huyện Phú Ninh (mua năm 2017) do chồng đứng tên; thửa đất diện tích 100m2 tại phường Thanh Hà, TP Hội An (mua năm 2018) do bà T.M đứng tên.

Ngoài ra, bà T.M. còn không kê khai tiền gửi tiết kiệm 900 triệu đồng (phát sinh năm 2021) và không kê khai số tiền thanh toán cả cá nhân tại thời điểm kê khai năm 2023 là 63,2 triệu đồng tại ngân hàng.

Ông H.N.T., Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng Kỹ thuật, Sở Công thương Quảng Nam kê khai giá trị quyền sử dụng thực tế đối với một số thửa đất chưa đúng, kê khai sai loại nhà.

Ngoài ra, ông T. không kê khai số tiền gửi tiết kiệm tại 2 ngân hàng với tổng số tiền là 4,52 tỷ đồng. Trước khi tổ xác minh làm việc, ông T. đã kê khai bổ sung số tiền này và giải trình về nguồn gốc số tiền là của ba mẹ và chị gái nhờ gửi tiết kiệm giúp. Do hiểu không đúng quy định về kê khai TS,TN; nghĩ là tài sản không phải của vợ chồng nên ông không kê khai.

Cũng tại cơ quan này, ông M.V.C., Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng Kỹ thuật không kê khai số tiền gửi, tiền tiết kiệm của vợ đứng tên là 1,89 tỷ đồng…

Ông C. giải trình rằng, số tiền trên do vợ đứng tên có nguồn gốc từ tiền lương hưu, tiết kiệm của bố mẹ vợ gửi giữ hộ 1,84 tỷ đồng tại ngân hàng và 49,6 triệu đồng trong tài khoản lương của vợ (nhỏ hơn 50 triệu đồng); nên không thực hiện kê khai.

Ông P.V.B., Trưởng khoa Kiểm dịch y tế - Quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam kê khai thiếu tài sản gồm: 2 xe máy có giá trị trên 50 triệu đồng, không kê khai khoản tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng là 1,44 tỷ đồng do vợ đứng tên.

Tại Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình, ông H.Đ.T., Phó Trưởng phòng Tổ chức Hành chính và Tài chính Kế toán, Kế toán trưởng, kê khai thiếu tài sản là lô đất trồng cây lâu năm tại xã Tam Mỹ, huyện Núi Thành với diện tích 131m2 đất; không kê khai 60 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm…

Từ những kết quả kiểm tra trên, để việc kê khai TS,TN đi vào nền nếp và thực chất hơn, Thanh tra Quảng Nam đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương cần nâng cao hiệu quả tuyên truyền công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Chỉ đạo bộ phận được giao nhiệm vụ tham mưu công tác kê khai TS,TN hằng năm căn cứ hướng dẫn của Thanh tra tỉnh và các quy định về kiểm soát TS,TN hướng dẫn người kê khai đúng quy định; tiếp nhận các bản kê khai TS,TN tại đơn vị nộp về cơ quan có thẩm quyền đúng thời hạn. Đồng thời, thực hiện báo cáo kết quả kiểm soát TS,TN đúng thời gian quy định.

Thực hiện công khai kết luận xác minh TS,TN theo quy định tại Điều 50 Luật PCTN năm 2018 và Điều 11 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát TS,TN của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

(Thanh tra)- Ngày 29/3, tại kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội, các đại biểu đã thống nhất thông qua nghị quyết quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn từ năm học 2023 - 2024.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 03 ban hành tháng 7/2023.

Theo đó, mức thu học phí đối với hình thức học trực tiếp từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí năm học 2021 - 2022.

Với nhà trẻ, mẫu giáo, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp THPT, học sinh theo học ở địa bàn thành thị sẽ đóng học phí 217.000 đồng/tháng, nông thôn 75.000 đồng/tháng và các xã miền núi 24.000 đồng/tháng.

Ở cấp học mầm non 5 tuổi, tiểu học, THCS, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp THCS, mức học phí theo tháng ở thành thị là 155.000 đồng, nông thôn 75.000 đồng và các xã miền núi 19.000 đồng.

Mức thu học phí với hình thức học online bằng 75% hình thức học trực tiếp nêu trên.

TP Hà Nội ước tính tổng học phí thu năm học này khoảng 1.511 tỷ đồng, giảm 1.279 tỷ đồng so với tổng thu so với học phí quy định ở nghị quyết cũ.

Ngân sách sẽ bù vào số tiền trên để đảm bảo kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục khi thực hiện điều chỉnh mức thu học phí.

Cũng trong kỳ họp hôm nay, HĐND đã thông qua mức thu với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục gồm tiền bán trú, thiết bị phục vụ bán trú, tiền học hai buổi/ngày, dịch vụ chăm sóc ngoài giờ học. Cụ thể:

So với mức thu cũ, mức thu cao nhất với dịch vụ chăm sóc bán trú và học hai buổi một ngày là 235.000 đồng/học sinh/tháng, tăng 1,7 lần mức cũ. Tiền trang thiết bị bán trú cao nhất là 200.000 đồng một tháng với cấp mầm non, 133.000 đồng với học sinh tiểu học và THCS, tăng 1,3 lần.

Đáng chú ý, nghị quyết lần này làm rõ mức thu tiền ăn của mỗi học sinh là 35.000 đồng, áp dụng với bữa trưa và 20.000 đồng với bữa sáng.

Căn cứ mức trần, các trường được xây dựng mức thu cụ thể, nhưng phải thỏa thuận bằng văn bản với phụ huynh, trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên trước khi ban hành, bảo đảm không vượt mức trần quy định;

Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu các khoản dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục để quản lý, sử dụng theo quy định; trả chứng từ thu tiền cho người học theo chế độ quy định; có chế độ miễn, giảm phù hợp đối với học sinh thuộc diện chính sách hoặc có hoàn cảnh khó khăn.