Chuyên Ngành Báo Chí Là Gì

Chuyên Ngành Báo Chí Là Gì

Trong đời sống xã hội hiện nay, truyền thông tin tức, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể nói, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng không thể thiếu trong đời sống và là cơ quan ngôn luận của nhà nước và chính phủ đến nhân dân. Do đó cơ hội việc làm của ngành báo chí ở Việt Nam vô cùng rộng mở, đầu ra của ngành báo chí thường sẽ là phóng viên, biên tập viên, nhà báo, phát thanh viên,... Cùng CareerViet tìm hiểu về cơ hội việc làm cũng như những tố chất cần có của ngành nhà báo nhé!

Trong đời sống xã hội hiện nay, truyền thông tin tức, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể nói, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng không thể thiếu trong đời sống và là cơ quan ngôn luận của nhà nước và chính phủ đến nhân dân. Do đó cơ hội việc làm của ngành báo chí ở Việt Nam vô cùng rộng mở, đầu ra của ngành báo chí thường sẽ là phóng viên, biên tập viên, nhà báo, phát thanh viên,... Cùng CareerViet tìm hiểu về cơ hội việc làm cũng như những tố chất cần có của ngành nhà báo nhé!

Học ngành báo chí truyền thông ra trường làm gì?

Ngành báo chí có cơ hội nghề nghiệp tại Việt Nam vô cùng rộng mở, một số ngành nghề mà sinh viên ngành báo chí truyền thông có thể làm sau khi tốt nghiệp như:

Biên tập viên là một trong những ngành nghề mà bạn có thể làm khi học ngành báo chí. Bạn có thể làm việc tại cơ quan báo chí. Nhiệm vụ của bạn là biên tập bài viết của các phóng viên, cộng tác viên sau khi họ gửi về cho bạn.

Bạn cũng có thể trở thành phóng viên hoặc cộng tác viên tại các tòa soạn báo như: Báo Tuổi trẻ, Người lao động, Thanh niên, Vnexpress, Báo mới, Vietnamnet,… Bạn cũng có thể trở thành một phóng viên thường trú tại các tỉnh, địa phương trên cả nước hoặc là một phóng viên thường trú tại nước ngoài. Nhiệm vụ của phóng viên là đưa tin, bài viết, thông tin mới nhất về các vấn đề như: Kinh tế, xã hội, chính trị, du lịch, văn hóa,...

Phát thanh viên cũng là một trong những nghề được ngành báo chí đào tạo. Bạn có thể trở thành phát thanh viên cho các đài phát thanh hoặc đài truyền hình cấp quốc gia, thành phố, địa phương (quận, huyện, thị xã, thị trấn,…)

Học báo chí bạn cũng có cơ hội để trở thành người quay phim chuyên nghiệp. Bạn có thể tham gia quay phóng sự, chương trình thực tế,...

Nếu có khả năng hoạt ngôn và ngoại hình tốt bạn có thể thử sức làm MC (Người dẫn chương trình). Với sự hiểu biết và tài ăn nói khéo léo bạn có thể trở thành MC cho các đài truyền hình quốc gia, hội nghị, hội thảo tại các công ty, tập đoàn hoặc các buổi tiệc với nhiều quy mô khác nhau.

Học ngành báo chí truyền thông ra trường làm gì? (Nguồn: Internet)

Nhìn chung do tính chất đặc thù của công việc, nên nghề nhà báo yêu cầu bạn phải có tư duy tốt và kiến thức xã hội vững chắc. Do đó để thi vào ngành báo chí, bạn có thể lựa chọn các khối thi sau đây (tùy vào sở trường của mình):

Ngành báo chí thi khối nào? (Nguồn: Internet)

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đây là ngôi trường đứng đầu cả nước về đào tạo ngành Báo chí. Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập vào đầu năm 1962, đến nay với hơn 60 năm tuổi đời, Học viện đã là cái nôi của nhiều nhà báo Việt Nam thành danh. Đây cũng là một trong những đơn vị có điểm chuẩn đầu vào ngành Báo chí cao nhất cả nước.

Ngành Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh 8 chuyên ngành: Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử, Báo truyền hình chất lượng cao, Báo mạng điện tử chất lượng cao, Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình.

Quan Hệ Công Chúng (Public Relations – PR)

Nhân viên quan hệ công chúng có nhiệm vụ xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Bạn sẽ viết bài báo, quản lý sự kiện và xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan.

Truyền thông báo chí cung cấp kiến thức về xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả. Do đó, bạn có thể làm việc trong các công ty tiếp thị, công ty quảng cáo hoặc các đơn vị truyền thông để triển khai các chiến dịch Marketing, tạo ra nội dung quảng cáo và xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông báo chí, bạn có thể trở thành giảng viên truyền thông báo chí hoặc giảng dạy các khóa học liên quan đến truyền thông, báo chí và quan hệ công chúng. Bạn có thể chia sẻ kiến thức và kỹ năng của mình với những người muốn học về lĩnh vực này.

Bạn cũng có thể tham gia vào hoạt động nghiên cứu về truyền thông, báo chí và quan hệ công chúng. Bạn có thể làm việc trong các trung tâm nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức hợp tác để nghiên cứu, phân tích xu hướng truyền thông, ảnh hưởng của truyền thông đến xã hội và phát triển các phương pháp truyền thông mới.

Ngoài ra, ngành truyền thông báo chí cũng cung cấp cơ hội làm việc tự do và khám phá sự sáng tạo của riêng bạn. Bạn có thể trở thành một nhà báo tự do, nhà văn, blogger hoặc sáng tạo nội dung trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Tố Chất Cần Có Để Thành Công Trong Lĩnh Vực Truyền Thông Báo Chí

Để thành công trong lĩnh vực truyền thông báo chí, bạn cần sở hữu một số tố chất quan trọng như:

Để thành công trong ngành truyền thông báo chí, bạn cần có đam mê và tò mò về việc tìm hiểu, khám phá và truyền tải thông tin. Sự đam mê sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục học hỏi và nỗ lực để đạt được thành công trong lĩnh vực này.

Kỹ năng viết là một yếu tố quan trọng trong ngành truyền thông báo chí. Bạn cần có khả năng viết một cách rõ ràng, logic và hấp dẫn để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng để có thể tương tác và làm việc với các đối tác, khách hàng và công chúng.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM

Khoa Báo chí và Truyền thông của Trường được đánh giá là một trong những cơ sở đào tạo ngành Báo chí uy tín và chất lượng nhất khu vực phía Nam. Ngành Báo chí cũng là ngành có điểm chuẩn đầu vào cao nhất của Trường, với số điểm 28,25 ở khối C00 (năm 2022). Sau khi tốt nghiệp tại HCMUSSH, sinh viên có thể ứng tuyển vào rất nhiều vị trí trong lĩnh vực báo chí với cơ hội phát triển vô cùng lớn.

Ngành Báo chí (mã ngành 7320101) tuyển sinh với nhiều tổ hợp như:

R22: Ngữ văn, Toán, Điểm được quy đổi từ chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh).

R25: Ngữ văn, KHTN, Điểm được quy đổi từ chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh).

R26: Ngữ văn, KHXH, Điểm được quy đổi từ chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh).

Tuy nhiên, tùy theo mỗi trường và mỗi năm sẽ có phương thức tuyển sinh khác nhau. Qua những thông tin từ UMT cung cấp, hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức về ngành Báo chí để từ đó có những định hướng cho bản thân trong tương lai.

Cơ Hội Việc Làm Khi Học Truyền Thông Báo Chí

Ngành báo chí ra trường làm gì? Với sự phổ biến ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, ngành truyền thông báo chí đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ. Việc sở hữu kỹ năng truyền thông và khả năng tạo ra nội dung hấp dẫn sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội việc làm tốt:

Học truyền thông báo chí mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và cho phép bạn tham gia vào lĩnh vực truyền thông đa dạng và phát triển. Dưới đây là một số công việc và vai trò mà bạn có thể theo đuổi sau khi học truyền thông báo chí:

Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông báo chí, bạn có thể trở thành nhà báo cho các tờ báo, tạp chí, truyền hình, radio hoặc trang web. Công việc của một nhà báo bao gồm tìm hiểu, viết và đưa tin về các sự kiện, vấn đề xã hội, chính trị, kinh doanh, văn hóa, thể thao,…

Biên tập viên là một vị trí việc làm khác dành cho các bạn trẻ tốt nghiệp ngành truyền thông báo chí. Theo đó, bạn có thể trở thành biên tập viên làm việc cho các tờ báo, tạp chí, truyền hình hoặc trang web. Nhiệm vụ của bạn là chỉnh sửa, sắp xếp và xuất bản nội dung. Vai trò này yêu cầu khả năng phân tích, sắp xếp thông tin, kiểm tra và chỉnh sửa bài viết.

Phóng viên là một công việc khác mà bạn có thể theo đuổi sau khi học truyền thông báo chí. Với vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm điều tra, thu thập thông tin và tường thuật trực tiếp các sự kiện, cuộc phỏng vấn, tin tức. Phóng viên thường làm việc tại hiện trường để báo cáo và truyền tải thông tin nhanh chóng.

Khi học ngành truyền thông báo chí, bạn cũng sẽ được đào tạo về chỉnh sửa âm thanh và video vì vậy bạn có thể ứng tuyển vào vị trí Editor. Nhiệm vụ của Editor là tạo và chỉnh sửa các sản phẩm truyền thông đa phương tiện, bao gồm video, âm thanh, phim tài liệu, các chương trình truyền hình,… Để làm công việc này, bạn cần thành thạo kỹ thuật chỉnh sửa, dựng phim, làm phim và thu âm.

Nhân viên Social Media chịu trách nhiệm quản lý và vận hành các kênh truyền thông xã hội cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Công việc này đòi hỏi hiểu biết về các nền tảng truyền thông xã hội; kỹ năng viết, sáng tạo nội dung và khả năng tương tác quản lý cộng đồng.