Hơn 48,000 đoạn phim của người bản ngữ
Hơn 48,000 đoạn phim của người bản ngữ
Nếu đi du học hoặc làm việc tại Nhật thì hãy nhớ cảm giác về những từ chỉ định
Trong kỳ thi tiếng Nhật N5 thì sẽ không có các câu hỏi khó đến như vậy, tuy nhiên thực tế khi du học tại nhật thì người nhật sẽ rất ngạc nhiên về cách sử dụng những từ chỉ định như 「これ」「それ」「あれ」Và bạn cũng sẽ rối tung lên khi không biết mình đang chỉ cái nào. Chính vì thế mà bạn hãy làm quen trong cách nói chuyện của nhiều người trong những trường hợp khác nhau nhé.
「これ」→ Vật gần mình (trong khoảng 10 cm)
「それ」→ Vật có khoản cách vừa vừa (1m~3m). Hoặc những vật ở gần nhưng không rõ khoản cách là bao nhiêu.
「あれ」→ vật ở khoản cách xa ( từ 3m trở lên)
「これ」→ Vật nằm trong phạm vi của người nói (không gian, tâm lý, hay cả tưởng tượng)
「それ」→ Vật nằm trong phạm vi của người nghe (không gian, tâm lý, hay cả tưởng tượng)
「あれ」→ Vật nằm ngoài phạm vi của người nói và người nghe
Anh Nói Yêu Em Được Không - Single MinZ Mặt Đất February 11, 2023
Tôi là thầy Shige, là giáo viên dạy tiếng Nhật và cũng là người hổ trợ cho du học sinh Nhật Bản. (*´ω`)Tôi có một nhóm trên facebook dành cho các bạn đặt bất kỳ câu hỏi nào với người Nhật, chính vì vậy đừng ngần ngại mà hãy đặt thật nhiều câu hỏi ở đấy nhé! (´▽`)
「これ」「それ」「あれ」là đại từ chỉ định trong tiếng nhật, cách sử dụng sẽ thay đổi tùy vào khoản cách đối với đối tượng.
「これ」→ Vật gần mình (trong khoảng 10 cm)
「それ」→ Vật có khoản cách vừa vừa (1m~3m). Hoặc những vật ở gần nhưng không rõ khoản cách là bao nhiêu.
「あれ」→ vật ở khoản cách xa ( từ 3m trở lên)
2. それはユニフォームです。 (Kia là bộ đồng phục)
3. あれはがっこうです。 (Đó là trường học)
「これ」→ Vật gần mình (trong khoảng 10 cm)
「それ」→ Vật có khoản cách vừa vừa (1m~3m). Hơn nữa là những vật không rõ khoản cách là bao nhiêu.
「あれ」→ vật ở khoản cách xa ( từ 3m trở lên)
「これ」→Những thứ có trong phạm vi của người nói ( không gian, tâm lý, sự tưởng tượng)
「それ」→ Những thứ có trong phạm vi của người nghe ( không gian, tâm lý, sự tưởng tượng)
「あれ」→ Những thứ không thuộc phạm vi của người nói và người nghe.
「それ」trong ngữ cảnh nói đến là thông tin quen thuộc với người nghe
1.Vật hay thông tin mà đối phương đang nói đến
Tình huống: Trong một buổi thuyết trình
Aさん:私はAとBの戦略だとBを選びます。理由としては、Bの方がAよりも安く、高性能だからです。他にもBの方が、セキュリティ評価が高いです。
=> Trong cuộc cạnh tranh giữa A và B thì tôi đã chọn B. Lý do là vì B rẻ hơn và có tính năng vượt trội hơn. Hơn nữa B được đánh giá là có tính bảo mật cao.
=>Thông tin đó có chính xác không? Nguồn thông tin ở đâu?
Đoạn văn ví dụ này giống với phần ví dụ ở「これ」nhưng vì để dễ so sánh với「これ」nên tôi đã sử dụng lại.
「それ」trong câu「それは正しい情報なの?」(Thông tin đó có chính xác không?) là đang tập trung nói đến câu chuyện mà người A đã nói nên có thể sử dụng như vậy được.
2.Trường hợp thể hiện hành động của đối phương đang làm.
Tình huống: Vừa viết báo cáo vừa nói chuyện với tiền bối
=>Bây giờ anh sẽ đi ăn trưa, B đi ăn luôn chứ?
Bさん:すみません。今まだレポートを書いているので、遅れるかもしれません。
=>Thành thật xin lỗi, vì hiện tại em vẫn chưa viết xong báo cáo, nên có lẽ là em sẽ đến hơi trễ.
=>Vậy nếu việc đó xong thì hãy liên lạc với anh! Chúng ta sẽ gặp nhau ở chỗ nào đó!
「それ」ở đây là việc viết báo cáo của đối phương đang làm.
Tuy nhiên trong tình huống này thì cũng có trường hợp chúng ta sử dụng「これ」đó là trường hợp mà cả hai đang ở khoản cách cực kỳ gần.
Aさん:(すぐ隣に座っているBさんのパソコンを指さしながら)これ終わったら、一緒に食べにいこう!
A:( vừa chỉ vào máy tính của B đang ngồi ở kế bên vừa nói) Xong cái này thì hãy cùng đi ăn nhé!
Ta cũng sẽ gặp những trường hợp ở khoản cách gần như thế này thì sẽ sử dụng「これ」Giống như trường hợp này ta nên chú ý đến vật đối tượng của hành động đối phương hơn là hành động của đối phương (= lần này là máy tính) hầu như người nhật sẽ không để ý thế nhưng mà tôi lại không nghĩ thế. 🙂
3.Trong các trường hợp sử dụng được「これ」「あれ」thì hầu như「それ」cũng có thể sử dụng được.
Các trường hợp sử dụng「これ」「それ」「あれ」đa số chúng ta sẽ sử dụng khoản cách vật lý để phân biệt. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cần phải suy nghĩ dựa trên cảm giác trực quan. Những trường hợp như vậy thường sẽ không rõ ràng nên「それ」thường sẽ là sự lựa chọn cho những ngữ cảnh như vậy. Tóm lại nếu như không biết là nên sử dụng 「これ」hay là「あれ」 thì mình nên dùng「それ」thì đại khái là vẫn được hết cả. 🙂
Giống như tôi đã nói cũng sẽ có trường hợp không thể sử dụng「それ」Đó là trường hợp như ở ví dụ ④「これ」 (Trường hợp những chuyện sẽ nói ngay bây giờ). Ngoài ra「それ」không được sử dụng trong những trường hợp nói về tương lai mà nó chỉ mang ý nghĩa cho hiện và quá khứ thôi. Vì sẽ khó trong cách dùng nên cho dù có thể sử dụng「それ」trong bất kỳ hoàn cảnh nào nhưng hãy nhớ còn có những trường hợp ngoại lệ nhé~
Cách sử dụng cơ bản của「これ」「それ」「あれ」
Khi muốn nói đến những vật ở ngay bên cạnh thì ta sử dụng 「これ」
Khi muốn nói đến những vật ở gần ta thì chúng ta sẽ sử dụng
Thế nhưng vấn đề ở đây là khoản cách như thế nào thì mới được gọi là gần để sử dụng
」Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào cảm giác của người đó, tuy nhiên đối với tôi thì cảm giác gần sẽ là:
(20%) những vật còn lại sẽ là 10%.
Ngược lại với「これ」chúng ta sẽ sử dụng「あれ」để chỉ những vật ở xa. Ví dụ như dùng「あれ」để chỉ người đứng phía bên kia đường chẳng hạn.
Đối với những vật cách mình khoản 10cm thì chúng ta sẽ sử dụng「これ」tuy nhiên với khoản cách từ 1m ~ 3m thì ta sẽ sử dụng「それ」、còn những khoản cách xa hơn thì sẽ là「あれ」
3.それはにほんごがっこうです。(Đó là trường tiếng Nhật)
Để nhớ sự khác nhau giữa「これ」và「あれ」thì khá đơn giản, tuy nhiên「それ」thì được sử dụng trong các trường hợp khá đa dạng, với những trường hợp khoản cách gần vừa vừa hoặc những khoản cách mà ta không xác định rõ được thì rất khó đúng không nào. Về cơ bản thì tôi nghĩ là chỉ cần nhớ trong khoản cách từ1m~3m thì ta mặc định dùng「それ」như đã giải thích ở trên là được.
Trong câu ví dụ「それはにほんごがっこうです。」thì cũng có nhiều điểm gây khó hiểu cho người đọc, chẳng hạn đối với người Nhật thì trong câu này họ không thể phân biệt được 「Người nói đang đi cùng ai đó, và đang chỉ cho đối phương biết về tòa nhà đối diện」hay là「Người nói đang cùng ai đó xem một bức ảnh và chỉ cho đối phương biết về tòa nhà có trong bức ảnh đó」Thực ra thì không chỉ là khoản cách mà nội dung muốn truyền đạt của chính người đó như thế nào cũng rất quan trọng. Liên quan đến vấn đề này tôi sẽ giải thích rõ hơn trong bài viết sau.
1. あれはカラスですか?(Đó là con quạ phải không?)
→はい。(あれは)カラスです。(Vâng, đó là con quạ)
→いいえ。違います。(Không, không phải vậy)
Câu hỏi với「これ」「それ」「あれ」cũng giống với ngữ pháp「~ですか?」Chính vì thế mà câu trả lời cũng tương tự vậy. Ta cũng có thể lược bỏ bớt chủ ngữ(あれは)trong câu trả lời.
Hơn nữa đối với dạng câu hỏi「AはBですか?」hoặc là「これはBですか?」thì trường hợp nếu câu trả lời là có thì ta có thể trả lời là「はい。そうです。」Nếu câu trả lời là không thì cũng có thể trả lời là「いいえ。違います。」
Với câu hỏi「これは何ですか?」 đang hỏi cái gì thì không thể trả lời はいhoặc いいえđược. Ta có thể phân biệt những thứ đang cầm trên tay thì hỏi bằng「これは何ですか?」còn những thứ ở xa hơn thì sẽ là 「あれは何ですか?」. Đương nhiên trong câu trả lời ta có thể lược bỏ chủ ngữ, tuy nhiên khác với câu hỏi có hoặc không nếu như chỉ trả lời「財布です。」thì người nghe sẽ cảm giác giống như người nói đang giận hoặc có vẻ hơi lạnh lùng. Chính vì thế mà tôi nghĩ tốt hơn nên thêm (これは) vào trước sẽ hay hơn.
3.あなたの車はどれですか?(Xe của bạn là cái nào?)
(Vừa dùng tay chỉ) là chiếc đó.
Thực tế ta có thể vừa nói vừa sử dụng tay để chỉ ( Ví dụ như trong bãi xe, hoặc khi đang tìm xe)
「あれ」thể hiện những thứ không nằm trong hiểu biết của cả người nghe và người nói. Những trường hợp sử dụng.
「あれ」là trong những trường hợp dành cho 「それ」hoặc「これ」không thuộc trong phạm vi của người nghe lẫn người nói (hoặc trường hợp không rõ ràng)
1.Những thứ đã biết cho dù không nói tên đi nữa
Tình huống: Đang nói chuyện với cấp trên và cấp dưới
A: Nói như vậy, việc đó hôm qua như thế nào rồi?
B: Việc gửi đơn đăng ký đến ông C đó hả?
A: Đúng vậy, bạn đã gửi nó rồi đúng không?
Qua mẫu ví dụ trên thì ta có thể thấy được cả A và B đều là người quen biết nhau「あれ」(Việc đó) tuy A không nói rõ là việc gì khi nhắc đến nhưng vì A nghĩ là B biết mình đang nói đến vấn đề gì nên đã hỏi luôn là「Việc đó như thế nào rồi」
Hay dùng trong trường hợp quên từ khi giao tiếp giống như sau.
A: Vậy thì nói đó thì đó là cái gì?
A: Đó là tên của nhân vật gấu vàng là gì đó…
Bさん:あー、あれね。形はわかるけれど、名前が思い出せない・・・
B: À, đó hả. Hình dáng thì tôi nhớ, còn tên thì không nhớ nổi…
C: Không phải là Winnie Pooh sao?
2.Trường hợp muốn nói về những ấn tượng có trong ký ức
Tình huống: đang nói về chuyện ngày xưa của bạn mình
日本人のAさん: 10年前、ベトナムのホーチミンでバインセオを食べたんだけど、あれは美味しかったな~
Anh A – người Nhật: 10 năm trước tôi đã ăn bánh xèo ở Hồ Chí Minh Việt Nam rồi, món đó thiệt sự là ngon~
Người nói đã sử dụng 「あれ」( món đó) để nói về việc minh đã từng ăn món bánh xèo trong quá khứ.
「Tôi nghĩ là sẽ có những bạn thắc mắc về sự khác nhau giữa「これ/それ」trong mục ③ của câu ví dụ về 「これ」(đó là khi muốn thể hiện những thứ không có ở trước mặt như thể chúng đang ở trước mặt vậy) Tuy nhiên
「10 năm trước tôi đã ăn bánh xèo ở Hồ Chí Minh Việt Nam rồi, món đó thiệt sự là ngon~」
「10 năm trước tôi đã ăn bánh xèo ở Hồ Chí Minh Việt Nam rồi, món này thiệt sự là ngon~」
Bạn có thể hiểu được sự khác nhau giữa hai trường hợp này đúng không?
Cũng sẽ có nhiều người không hiểu được nếu như tốc độ nói quá nhanh hoặc không theo kịp nội dung của cuộc nói chuyện nhỉ.
Tuy nhiên việc sử dụng 「あれ」sẽ có cảm giác xa hơn khi sử dụng「これ」cũng như「それ」
Chẳng hạn như trong ví dụ này 10 năm trước là khoản thời gian rất lâu trong quá khứ, và món ăn nói đến là ở một nơi xa cụ thể ở đây là Việt nam nên nếu sử dụng「これ」hay「それ」thì có vẻ hơi không hợp lý. Tuy nhiên thì đối với người Nhật thì mức độ khác nhau như thế nào họ cũng không biết nên không cần để ý đến vấn đề này cũng không sao cả. 🙂