Áp lực học tập hiện nay có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất: hội chứng trầm cảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn mà còn gây ra nhiều rắc rối và tạo gánh nặng cho gia đình bạn.
Áp lực học tập hiện nay có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất: hội chứng trầm cảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn mà còn gây ra nhiều rắc rối và tạo gánh nặng cho gia đình bạn.
Hiện nay, học sinh có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm do áp lực học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. ĐIều này có thể dẫn đến việc học tập quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe, gây căng thẳng và dẫn đến tình trạng nặng hơn.
Áp lực là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập. Áp lực thúc đẩy học sinh thể hiện tốt hơn trong các kỳ thi. Để vượt qua áp lực học tập thường xuyên, chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân của tình trạng này. Kỳ vọng vào điểm số quá cao có thể khiến học sinh cảm thấy căng thẳng, chán nản và kém hứng thú với việc học.
Áp lực học tập có thể xảy ra khi thành tích học của học sinh kém và bị giáo viên cũng như mọi người đánh giá thấp. Bắt đầu từ đó, học sinh cảm thấy áp lực học tập rất lớn.
Một lý do khác luôn gắn liền với áp lực học đường là sự kỳ vọng quá cao mà cha mẹ và người thân dành cho con cái của họ. Đôi khi học sinh rất nỗ lực nhưng kết quả không được như mong đợi dẫn đến bị bố mẹ la mắng, gây tổn thương tâm lý đến các em.
Đặt ra kế hoạch học tập, thi cử cụ thể giúp đánh giá được mục tiêu và kết quả học tập rất lớn, giúp các bạn trẻ biết được những thiếu sót mà điều chỉnh phương pháp học và thời gian học sao cho hợp lý. Việc đặt thời gian biểu cho từng môn học, từng chương, từng phần phải học trong thời gian cụ thể giúp học sinh, sinh viên tập trung hơn, tránh sao nhãng.
Viện Tâm Lý Sunnycare với những chuyên gia tâm lý trong và ngoài nước, giàu tâm đức và trách nhiệm, chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ điều trị tâm lý nhất là cho các bạn trẻ đang độ tuổi đi học gặp các vấn đề về áp lực học tập. Viện hiện có nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý nổi bật như:
Chi phí tham vấn tâm lý là một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Tuy vậy, so với khám chữa bệnh thì tham vấn tâm lý có khá ít yếu tố ảnh hưởng đến tổng chi phí khám bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Chủ yếu dựa trên những yếu tố sau:
Thông thường, giá khám và điều trị tâm lý sẽ dao động từ 300.000 – 1.000.000 đồng/60 phút. Đối với gói lộ trình tham vấn tâm lý lâu dài, chi phí có thể sẽ cao hơn.
Mindcare là trung tâm trị liệu, tham vấn tâm lý có hai trụ sở ở Hà Nội và TPHCM. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý, trung tâm luôn mong muốn cống hiến sự phát triển tâm lý học cũng như nâng cao đời sống tinh thần người Việt Nam qua các dịch vụ tâm lý nổi bật như:
Ngoài ra, để phòng ngừa áp lực học tập ở học sinh, sinh viên thì cha mẹ, nhà trường nên lưu ý những điều sau:
– Áp lực về thành tích học tập từ gia đình và thầy cô, bạn bè– Áp lực về các kỳ thi cuối kỳ, chuyển cấp 2, 3 và đại học– Thời gian học quá nhiều– Áp lực từ tâm lý bản thân sợ thua kém người khác
– Kế hoạch học tập khoa học– Cân bằng nghỉ ngơi và học tập– Bổ sung dinh dưỡng hợp lý– Dành thời gian thư giãn sau kỳ thi căng thẳng– Đặt mục tiêu học tập vừa phải cho bản thân
Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn đã rõ hơn về những nguyên nhân cũng như tác hại của áp lực học tập, thi cử kéo dài gây nên. Qua đó, có những giải pháp hỗ trợ cũng như cách ngăn ngừa tình trạng này tái diễn gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Lập kế hoạch cho thói quen hàng ngày của bạn để có thể chủ động trong công việc và học tập của mình. Phương pháp giải quyết áp lực học tập này rất hiệu quả và có thể áp dụng hàng ngày.
Thời gian học tập cần được phân bổ hợp lý, tránh tích lũy quá nhiều kiến thức cùng một lúc. Đồng thời, bạn cần có thời gian tái tạo năng lượng phù hợp.
Học tập cần có mục tiêu nhưng phải phù hợp với khả năng và năng lực của mỗi người. Bạn đừng cố đặt những mục tiêu quá cao so với khả năng của bạn vì nó sẽ làm gia tăng áp lực học tập.
Một cách khác để giảm áp lực học hành là cân bằng giữa việc học và cuộc sống. Vì vậy, bạn cần phải nghỉ ngơi và thư giãn. Hãy sử dụng thời gian nghỉ giải lao để nghe nhạc hoặc ăn gì đó.
Trên đây là những gợi ý của chúng tôi về phương pháp giải quyết áp lực học tập. Hãy lựa chọn cách xử lý phù hợp và hiệu quả nhất. Để đọc thêm các bài viết khác, hãy truy cập phần tin tức của chúng tôi mỗi ngày.
Nội dung liên quan có thể bạn quan tâm:
Với khối lượng kiến thức đi học mỗi ngày cùng với lịch thi cử dày đặt đã khiến không ít các bạn học sinh, sinh viên phải lâm vào tình trạng bị áp lực học tập. Học tập áp lực lâu ngày sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí có thể gây ra các tổn thương về thần kinh, tâm lý nặng nề.
Vậy, có những nguyên nhân nào gây áp lực học tập, tác hại ra sao và giải pháp áp lực học tập như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.
Trong tâm lý học, áp lực học tập chính là sự căng thẳng, mệt mỏi về trí não lẫn cơ thể mà con người thường gặp phải trong quá trình học tập, nhất là ở những trẻ em, thanh thiếu niên, sinh viên đang còn trong ghế nhà trường.
Bên cạnh đó, áp lực học tập quá nhiều và kéo dài thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe, rất dễ gây căng thẳng, stress và cuối cùng sẽ dẫn đến mắc nhiều căn bệnh mãn tính như trầm cảm, tâm thần phân liệt, suy nhược thần kinh,…
Mặc dù áp lực học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình học tập và thi cử, giúp sinh viên, học sinh có động lực hoàn thành tốt các kỳ thi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ gây cảm giác chán nản, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần của các bạn trẻ đi học. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân áp lực học tập có thể liệt kê như sau:
Xuất phát từ việc quá quan trọng đến thành tích và điểm số đã gây nên những tâm lý nặng nề và áp lực học tập cho học sinh – sinh viên bởi đa số hiện nay, việc đánh giá, xếp loại năng lực học tập đều dựa trên điểm số các bài kiểm tra, thi cử hơn là các trải nghiệm từ thực tế rút ra sau khi học.
Nhiều gia đình có truyền thống học tập hay ở các trường điểm, trường chuyên đứng top ở tỉnh, thành phố luôn đặt áp lực thành tích lên các bạn học sinh, sinh viên vì có thể đây được xem là thước đo để đánh giá năng lực của các bạn trẻ.
Thực tế chỉ ra rằng, năng lực của mỗi người là khác nhau, nên khi có sự so sánh sự chênh lệch kết quả học tập, thi cử trong một môi trường giáo dục, gia đình khiến các bạn trẻ bị áp lực. Có thể áp lực học tập đôi chút sẽ chú tâm và nỗ lực học. Nhưng nếu gia đình, nhà trường phớt lờ sự cố gắng và chỉ trách móc sẽ làm cho các bạn nhỏ bi quan và chán nản.
Xem thêm: Thói quen sống tích cực
Vì lý do sợ học tập kém sẽ bị thầy cô, cha mẹ trách mắng và bạn bè cùng trang lứa coi thường nên không ít học sinh, sinh viên tự hình thành áp lực học tập do sợ bản thân thua kém với người khác. Khi các bạn trẻ đạt thành tích học tập tốt sẽ có thiện cảm từ thầy cô, bạn bè, cha mẹ còn nếu không sẽ làm mọi người thất vọng. Chính điều này vô tình làm cho nhiều bạn trẻ mất niềm vui và hào hứng trong quá trình học tập.
Thời gian học tập quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây áp lực học tập cho học sinh, sinh viên. Học cũng nên song hành với việc nghỉ ngơi và thư giãn giúp duy trì sự hứng thú học tập lâu dài. Nhưng nếu học liên tục trong một thời gian quá dài, không được phục hồi thể chất và tinh thần khiến các bạn trẻ sẽ mất đi hứng thú và chán nản do học tập áp lực.